Khi tập luyện với xe đạp tập thể
dục chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái hơn nếu cầm ở phần ghi đông
phía trên của xe. Điều này cũng sẽ giúp bạn an toàn hơn khi luyện tập với
xe đạp
tập. Tư thế đạp xe này cũng sẽ giúp cho bạn có thể đạp xe
được nhanh hơn đồng thời quãng đường luyện tập cũng sẽ dài hơn, hơn thế tư thế
này sẽ không làm cho bạn mất quá nhiều sức lực. Có thể mới đầu tư thế này sẽ
khiến cho bạn có chút khó chịu, tuy nhiên hãy cố gắng kiên trì để cơ thể bạn có
thể tự động điều chỉnh cho quen và thích nghi với tư thế này nhé.
Tư thế trong khi đạp xe
Có thể, rất ít người chú ý đến tư thế của bàn chân khi đạp xe tuy nhiên nếu biết tận dụng tư thế của bàn chân khi tập luyện sẽ giúp bạn có thể điều chỉnh được tư thế đạp xe đúng nhất. Giữa bàn chân của chúng ta có một điểm huyệt hay còn gọi là gan bàn chân, khi đạp xe chúng ta hãy đặt đúng điểm này với bàn đạp thì tư thế đạp xe của chúng ta mới chính xác. Để có thể đạp xe đúng tư thế bạn cũng nên điều chỉnh yên xe sao cho phù hợp với chiều cao và tầm vóc của bản thân để có thể tập luyện đúng tư thế, không gây ảnh hưởng đến xương khớp trong quá trình tập luyện lâu dài.Để có thể đạp xe đúng tư thế bạn cũng nên điều chỉnh yên xe sao cho phù hợp với chiều cao và tầm vóc của bản thân
Điều chỉnh nhịp thở đúng cách
Nhịp thở cũng là yếu tố bạn cần điều chỉnh trong quá trình tập luyện. Có thể những buổi đầu sẽ rất khó khăn cho bạn khi phải vừa tập vừa điều chỉnh nhịp thở sao cho đúng nhưng quá trình này bạn có thể tập luyện được bền sức và hiệu quả hơn.Bạn có thể tham khảo cách hít thở khi tập với máy tập xe đạp dưới đây:
Hít thở sâu
Hít thở qua cơ hoành sẽ đưa không khí vào lấp đầy chỗ trống trong phổi để hít thở, điều này sẽ giúp cho không khí lấp đầy đáy phổi đồng thời giúp người luyện tập tăng khả năng hô hấp, có thể làm giảm bớt căng thẳng hay thậm chí việc hít thở đúng cách còn giúp bạn giảm được nguy cơ bị chuột rút khi tập luyện.
Cách hít thở sâu bạn có thể thực hiện trước hoặc trong lúc đạp xe đều được.
Hầu hết những người chạy bộ chỉ sử dụng 2/3 chỗ trống trong phổi để hít thở. Tuy nhiên, việc hít thở qua cơ hoành có thể đưa không khí lấp đầy tới đáy phổi và tăng khả năng hô hấp, làm giảm căng thẳng, thậm chí có thể giảm cả nguy cơ bị chuột rút.
Hít thở sâu có thể được thực hành trước lúc chạy bộ hoặc trong lúc chạy bộ, đơn giản hít vào 5 nhịp, thở ra 5 nhịp, trong khi tập hãy thở bằng miệng sẽ dễ dàng hơn là chỉ thở bằng mũi. Việc hít thở sâu còn giúp những người có thói quen để căng cơ cổ, cơ vai có điều kiện để thả lỏng những nhóm cơ trên. Khi thở ra, bạn có thể kèm theo động tác lắc tay, xoay vai, mở miệng để thả lỏng cơ hàm.
Hít thở qua cơ hoành sẽ đưa không khí vào lấp đầy chỗ trống trong phổi để hít thở
Hít theo nhịp
Đây là phương pháp hít thở khá khó khăn tuy nhiên hãy cố gắng luyện tập bởi đây là phương pháp tốt để bạn có thể phối hợp nhịp thở với đạp xe.
Hít thở theo cách làm sạch
Hít thở sâu hay còn gọi là hít thở theo cách làm sạch là phương pháp có thể giúp cho bạn mở rộng xoang và xua tan được mệt mỏi đồng thời giúp cho quá trình luyện tập dễ dàng hơn.
Chú ý tới nhịp tim
Khi luyện tập với xe đạp tập hầu hết đều đã được trang bị thiết bị đo nhịp tim ở tay cầm chính vì thế chúng ta nên để ý tới nhịp tim của mình sao cho không vượt quá 70% nhịp tim tối đa khi đạp chậm và 85% nhịp tim tối đa khi đạp với tốc độ nhanh bởi điều này sẽ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.Tập luyện với xe đạp thường xuyên đương nhiên sẽ giúp cho bạn có sức bền hơn tuy nhiên nếu bạn quá tích cực mà đạp xe quá nhiều thì lại là “lợi bất cập hại”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét